Bánh tráng phơi sương Tây Ninh: Món ăn mang linh hồn Tây Ninh

Bánh tráng phơi sương Tây Ninh được xem là tinh hoa ẩm thực “độc nhất vô nhị” của xứ Trảng. Với đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm được truyền qua nhiều thế hệ, các nghệ nhân ở vùng quê Trảng Bàng đã tạo nên một loại bánh tráng độc đáo, hương vị không lẫn với bất kỳ thức quà nào khác. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất xinh đẹp này, bạn nhất định phải thưởng thức món ăn mang “linh hồn” địa phương nhé!

Bánh tráng Tây Ninh phơi sương chính gốc
Cẩm nang khám phá đặc sản bánh tráng phơi sương Tây Ninh “chuẩn vị” (Nguồn: Internet)

1. Câu chuyện gìn giữ lửa nghề đằng sau chiếc bánh tráng phơi sương

Những chiếc bánh tráng phơi sương ra đời vốn phải trải qua rất nhiều công đoạn, cầu kì và tỉ mỉ cùng đôi bàn tay tài khéo của người làm bánh. Phải yêu và quý lắm người ta mới gìn giữ được cái nghề tráng bánh truyền thống trong xã hội hiện đại như bây giờ.

Cứ độ 2 giờ sáng, làng bánh tráng Trảng Bàng đã rực ánh đèn và đỏ lửa để chuẩn bị đợt bánh đầu tiên kịp phơi sương sớm. Nhiều năm trôi qua, người dân nơi đây vẫn quen với cái nếp ấy.

Gia đình nghệ nhân Phạm Thị Đương với 4 thế hệ nối nghiệp đỏ lửa tráng bánh phơi sương
Bà Đặng Thị Trang (con dâu bà Phạm Thị Đương) tiếp nối truyền thống làm bánh của gia đình chồng (Nguồn: Internet)

Nhắc đến những gia đình gắn bó lâu năm nhất với nghề làm bánh tráng phơi sương Tây Ninh không thể không nhắc đến nghệ nhân Phạm Thị Đương (61 tuổi, ngụ khu phố Lộc Du). Gia đình bà Đương đã có đến 4 thế hệ nối nghiệp đỏ lửa tráng bánh phơi sương. Chia sẻ với mọi người, bà Đương cho biết, bí quyết để từng chiếc bánh phơi sương thơm ngon, dẻo dai không bở nằm ở nguyên liệu, quan trọng nhất là khâu chọn gạo. Phải là gạo mới xát, gạo trắng ngon không tẩy trắng, đem ngâm kỹ rồi xay thành bột. Sau đó sẽ được nêm thêm một xíu muối để bánh có vị đậm đà nhưng không quá mặn.

Bằng đôi bàn tay khéo léo của người làm bánh, hàng trăm vỉ bánh phơi sương đều đặn được ra lò mỗi ngày. Nghệ nhân Đương chia sẻ, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được tráng hai lớp, sau đó chồng khít lên nhau, xếp trên vỉ tre và mang đi phơi nắng trong vòng 30 phút đến 1 giờ tùy theo nắng nhẹ hay gắt.

Khi bánh đã se mặt, hơi bong viền sẽ được người thợ gỡ ra mang nướng qua trên bếp lửa (sử dụng chất đốt là vỏ đậu phộng để đạt độ thơm mềm đúng ý). Bánh sau khi nướng để nguội và chờ phơi sương sớm hoặc chiều tối, không được phơi quá lâu bánh dễ bị cứng, phơi không đủ giờ bánh có thể sẽ bị sượng. Chính vì thế, người dân làng Trảng gần như “thức” cùng bánh, đợi bánh thấm sương rồi xếp vào túi hoặc đậy lá chuối để bánh giữ độ mềm dẻo. Với nghệ nhân Phạm Thị Đương, tráng bánh phơi sương Tây Ninh không chỉ là cái nghề để mưu sinh, nuôi sống cả nhà mà còn là câu chuyện âm thầm gìn giữ nghề truyền thống của ông cha.

Bàn tay thoăn thoát của nghệ nhân Đương khi tráng bánh
Nghệ nhân Đương thực hiện thao tác tráng bánh thuần thục (Nguồn: Internet)

Hơn 40 năm sống bó với nghề tráng bánh phơi sương, gia đình bà Trương Thị Hồng Điệp (60 tuổi) ở Khu phố Gia Huỳnh vẫn ngày ngày lưu giữ công việc này. Mỗi ngày, cứ độ 3 giờ sáng, bếp lửa nhà bà Điệp đã đỏ lửa, tất bật đến 9 giờ sáng mới xong.

Tráng bánh đòi hỏi người thợ phải thực sự khéo léo
Tráng bánh đòi hỏi người thợ phải khéo léo, tráng bánh đều cả 2 tay thoăn thoắt, lò than lúc nào cũng rực hồng (Nguồn: Internet)

Theo  đó, bà Điệp chia sẻ, nghề tráng bánh tuy vất vả, cực nhọc nhưng là nghề mưu sinh, cũng là cái tâm mong gìn giữ nghề xưa của gia đình. Tráng bánh tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi người thợ phải khéo léo, từ công đoạn tráng bánh đến phơi, nướng và canh bánh bánh thấm sương vừa đủ. Bánh tráng phải mỏng đều không dày, phải phơi sương lúc sớm hoặc chiều muộn, không để thấm sương lâu quá dễ bị ỉu, cứng bánh, có thể thành phẩm mới mềm dẻo, dai dai mà không bị sượng.

Nhờ sự nỗ lực của cả tập thể lớn và lửa nghề luôn sục sôi mà trong sự kiện Festival bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được chính quyền địa phương phối hợp tổ chức lần thứ 4 (tháng 12/2022) đã góp phần “truyền lửa” cho những con người luôn gắn bó với nghề truyền thống. Đồng thời, tôn vinh nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Du khách thử nghiệm tráng bánh tại Festival bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
Du khách thử tráng bánh trong Festival bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Nguồn: Internet)

2. 3 đặc trưng của bánh tráng phơi sương Tây Ninh

Sẽ chẳng cảm nhận được hết những tinh tuý của bánh tráng phơi sương xứ Trảng nếu chưa từng một lần thưởng thức món ăn đậm chất Tây Ninh này. Trước tiên hãy cùng khám phá 3 đặc trưng về thức quà dân dã thông qua những chia sẻ dưới đây nhé!

2.1. Đặc trưng về nguyên liệu 

Nguyên liệu chính để làm bánh tráng phơi sương Tây Ninh là bột gạo xay mới mỗi ngày, loại bột trắng, có độ dẻo, sệt nhẹ không đặc không loãng, có thế bánh tráng thành phẩm mới dẻo dai không cứng. Gạo được dùng để xay bột thường là gạo lài thơm làng Miên (Sóc Trăng), đặc biệt phải là gạo vụ mới, không được pha trộn nhiều loại gạo với nhau để đảm bảo bánh tráng thơm ngon. Đặc trưng về nguyên liệu đó đã giúp bánh sau khi phơi sương có độ dẻo mềm và dai nhẹ, vị ngọt dịu và thơm thoang thoảng.

Gạo tẻ là nguyên liệu chính để làm bánh tráng phơi sương Tây Ninh
Nguyên liệu chính để làm bánh tráng phơi sương Tây Ninh là gạo tẻ được xay mới mỗi ngày, hạt gạo mới bóng và có độ dẻo đặc trưng (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, trong quá trình pha bột tráng bánh phơi sương Tây Ninh, người làm bánh nêm vào một chút muối để bánh đậm vị và vừa ăn. Điểm độc đáo ở bánh tráng phơi sương với các loại bánh tráng thông thường nằm ở vị dẻo, độ dai rất đặc trưng, càng nhai càng cảm nhận vị ngọt dịu của gạo thơm nức, quan trọng là khi xé nhỏ không vỡ vụn, không giòn hoặc dễ vỡ như bánh tráng thông thường.

2.2. Đặc trưng về cách làm

Lang thang ở Trảng Bảng, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận thoang thoảng trong gió sớm mùi gạo thơm rất quen thuộc. Ấy là lúc người dân đang pha bột, có nhà đang tráng bánh, người tráng người phơi vỉ đều thoăn thoắt.

Để bánh không rách, người làm bánh phải khéo léo dàn mỏng bánh
Để tráng bánh, cần bọc mặt vải trên nồi nước sôi, người làm bánh thật khéo léo dàn mỏng bánh sao cho mỏng đều không rách (Nguồn: Internet)

Bánh tráng Tây Ninh phơi sương đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm bánh trong từng công đoạn, phải nhịp nhàng tỉ mỉ và kiên trì mới được. Cầu kỳ nhất là công đoạn phơi sương, nghề làm bánh xứ Trảng thường đỏ lửa từ 2 – 3 giờ sớm, bánh sau khi tráng sẽ được phơi sương từ đêm hoặc sáng sớm. Phơi sương không được quá lâu, nếu không bánh ngấm sương dễ bị mềm xèo, chẳng còn độ dẻo dai nữa. Phải đợi bánh thấm sương, nếu không bánh sẽ bị cứng, sượng không ngon.

Vì vậy mà khi phơi bánh người dân phải thức đêm dậy sớm (độ  10 – 12 giờ đêm hoặc 3 – 5 giờ sáng) để đợi thu và xếp dọn bánh, quá trình này phải làm thật kỹ và tỉ mỉ để giữ độ mềm, xốp… chuẩn vị của bánh phơi sương Tây Ninh. Khi hơi sương làm cho bánh vừa đủ độ mềm dẻo thì xếp lại, cho vào túi hoặc lót lá chuối và cột chặt miệng để tránh không khí làm bánh bị sượng, cứng.

Người dân nơi đây phải "thức" cùng bánh để canh sao cho vừa độ ẩm, dẻo mềm
Để làm ra những chiếc bánh tráng phơi sương ngon, người dân nơi đây phải “thức” cùng bánh để canh sao cho vừa độ ẩm, dẻo mềm (Nguồn: Internet)

Nếu du khách tò mò, muốn trải nghiệm làm thử bánh tráng phơi sương thì có thể tham gia các lễ hội Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được tổ chức hàng năm. Lễ hội thường được tổ chức vào dịp cuối năm (tháng 12 hàng năm) tại Trảng Bàng, kéo dài 5 – 7 ngày. Đến với không khí lễ hội, bạn sẽ được khám phá quy trình làm bánh, tự mình trải nghiệm tráng bánh bằng tay vô cùng thú vị. Đặc biệt, du khách còn có dịp thưởng thức hương vị bánh tráng phơi sương tại quê hương Tây Ninh, thêm trân trọng và hiểu được sự nhọc nhằn của làng nghề truyền thống Việt Nam.

2.3. Đặc trưng về màu sắc – hình dáng – hương vị 

Bánh tráng phơi sương được hoàn toàn từ gạo ngon và tráng tay thủ công, thành phẩm bánh thường được xếp chồng khít lên nhau, thành từng xấp tròn, dày độ 1 – 2cm. Bánh có màu trắng đục (giống màu gạo) và trên bề mặt có lấm tấm những hạt nhỏ nổi lên trên (do đặc điểm của hạt gạo ngon tự xay).

Bánh tráng Tây Ninh phơi sương có màu trắng đục, mỏng đều và thơm vị gạo mới
Bánh tráng có màu trắng đục từ gạo, thường có hình tròn, mỏng đều, thơm dẻo vị gạo mới (Nguồn: Internet)

Vì bánh được tráng 2 lớp có độ mỏng, xếp chồng khít lên nhau, bánh chín tới đem dải trên vỉ tre, phơi sương đêm và sương sớm. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận hương vị bánh rất đặc trưng, thơm dẻo vị gạo mới, thơm thanh thanh mùi tre nứa tự nhiên (do vỉ, nan phơi). Đặc biệt bánh khi ăn có độ dẻo dai, hơi mặn nhẹ, có thể thưởng thức ngay không cần nướng giòn hay nhúng nước.

Đặc trưng loại bánh phơi sương Tây Ninh có độ mềm, dẻo dai nhưng nếu để lâu bên ngoài dễ bị cứng, khô lại. Vì thế hầu hết bánh tráng phơi sương chỉ ăn ở Tây Ninh mới là ngon và chuẩn vị nhất. Nếu đem loại bánh tráng này bán ở nơi khác thì không còn ngon bằng do yếu tố thời gian, vận chuyển hoặc không biết cách bảo quản kỹ. 

Quả thật, cái tài khéo của những người dân chất phác đã làm một thức quà đặc sắc khó quên, tượng trưng cho linh hồn của con người Tây Ninh. Tây Ninh là quê hương của bánh tráng phơi sương, bánh tráng lại là linh hồn của nơi đây. Và chỉ khi ở Tây Ninh thì bánh tráng phơi sương mới mang đúng nghĩa linh hồn, bạn mới thưởng thức hết vị ngon đúng điệu của nó.

3. Phân loại bánh tráng phơi sương Tây Ninh 

Bánh tráng phơi sương có thể ăn riêng, ăn kèm bơ béo, hành phi… hoặc góp mặt trong món ăn trứ danh bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc ở Tây Ninh. Tùy theo từng làng nghề tráng bánh truyền thống mà bánh phơi sương có hình dáng, màu sắc và hương vị đặc trưng riêng.

3.1. Phân loại theo địa phương sản xuất

Ở Tây Ninh có 2 loại bánh tráng phơi sương nổi tiếng nhất gắn liền với hai làng nghề truyền thống, đó là bánh tráng xứ Trảng (Trảng Bàng) và bánh phơi sương Gò Dầu.

Bánh tráng phơi sương Gò Dầu có độ mỏng hơn và trắng trong hơn so với bánh tráng Trảng Bàng
Bánh tráng phơi sương Gò Dầu thường mỏng và có màu trắng trong hơn bánh Trảng Bàng

Du khách có thể dựa vào một vài đặc điểm nhỏ để phân biệt 2 loại bánh tráng này, cụ thể như sau:

  • Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Đây là loại bánh tráng phơi sương nổi tiếng nhất của Tây Ninh. Bánh có màu trắng hơi đục, cảm nhận bánh dày hơn làng Gò Dầu nhưng vẫn có độ dẻo dai, bề mặt bánh có hạt gạo nhỏ li ti, ngọt thanh, ít mặn. Bánh Trảng bàng được tráng hình tròn, kích thước gần bằng tờ giấy A4, khi bán đóng thành từng xấp nhỏ.

  • Bánh tráng phơi sương Gò Dầu: Loại bánh tráng này có màu trắng trong, hình bầu dục, thường mỏng hơn bánh làng Trảng Bàng. Khi quan sát dễ dàng nhận thấy bề mặt bánh hằn vết đan của vỉ phơi (do miếng bánh mỏng đều như tờ giấy). Bánh vẫn có độ dẻo dai, mịn màng, vị đậm đà hơn một chút.

Ở Tây Ninh có 2 loại bánh tráng phơi sương nổi tiếng là bánh tráng phơi sương Trảng Bàng và bánh phơi sương Gò Dầu
Có 2 loại bánh tráng phơi sương của hai địa phương Gò Dầu và Trảng Bàng (Nguồn: Internet)

3.2. Phân loại theo mục đích sử dụng 

Bánh tráng phơi sương là thức quà dân dã, không chỉ là một món ăn vặt mà còn kết hợp được với nhiều nguyên liệu khác nhau tạo nên vị ngon độc đáo. Trong đó phải kể đến như:

3.2.1. Bánh tráng phơi sương cuốn: Có thể kết hợp với bơ vàng (thường là sốt bơ trứng) béo ngậy, khi ăn rắc thêm chút ruốc hành phi, đậu phộng… để tạo nên món ăn vặt siêu cuốn. Độc đáo hơn phải nhắc đến món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc ở Tây Ninh, ăn kèm cùng các loại rau rừng, vị chua dịu chát chát hòa lẫn tạo nên hương vị khó quên với thực khách.

Món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc ở Tây Ninh
Bánh tráng phơi sương cuốn thịt, ăn kèm các loại rau là đặc sản trứ danh của vùng đất Tây Ninh (Nguồn: Internet)

3.2.2. Bánh tráng phơi sương nướng: Bánh tráng ngon hay không nằm ở kỹ thuật nướng, nướng bánh chín tới, không sượng nhưng không được quá phồng, dễ bị cháy xém. Bánh sương mềm dẻo được nướng sơ trên mặt bếp lửa than đậu phộng (vỏ) đến khi ngả màu vàng nhạt, có nổi hạt bong bóng nhỏ là có thể thưởng thức ngay hoặc ăn kèm.

3.2.3. Bánh tráng phơi sương chiên phồng: Đây là cách ăn biến tấu của bánh tráng phơi sương, bạn chỉ cần xé nhỏ bánh thành từng miếng vừa ăn, chờ dầu nóng, thả miếng bánh tráng vào chiên, khoảng 3 – 5 giây là bánh phồng lên, giòn rụm. Bánh tráng phơi sương chiên lên có độ giòn tan, vị ngọt ngọt bùi bùi, thơm nức mùi gạo rất hấp dẫn.

Món bánh tráng phươi sương chiên phồng
Bánh tráng phơi sương chiên phồng giòn rụm là món ăn vặt được các bạn trẻ yêu thích

4. Cách thưởng thức bánh tráng Tây Ninh phơi sương chuẩn vị 

Bánh tráng phơi sương Tây Ninh sau khi hoàn thiện sẽ được đóng thành từng xấp nhỏ, nhiều miếng bánh mỏng dính, dẻo dai xếp chồng khít lên nhau. Để thưởng thức, bạn phải tách từng miếng bánh mỏng, phải thật khéo để giữ nguyên cái, không bị rách.

Mách nhỏ bạn mẹo để gỡ bánh sao cho thật khéo, đầu tiên dùng kéo cắt nhẹ một góc nhỏ sao cho viền bánh lộ ra. Sau đó, dùng tách xé đều 2 bên để để chia xấp bánh tráng thành 2 hoặc 3 phần nhỏ. Lúc này bạn chỉ cần gỡ từng miếng bánh tráng mỏng trong xấp nhỏ rất dễ dàng.

Bánh tráng phơi sương cần được bảo quản trong túi rồi buộc chặt lại
Bánh tráng phơi sương tuy dẻo nhưng rất “đỏng đảnh”, nếu để lâu bên ngoài không khí rất dễ bị cứng, khô và sượng bánh (Nguồn: Internet)

Bánh tráng phơi sương tuy dẻo nhưng nếu để lâu bên ngoài không khí rất dễ bị cứng, khô và sượng bánh. Vì thế hầu hết bánh tráng phơi sương chỉ ăn ở Tây Ninh mới là ngon và chuẩn vị nhất. Thưởng thức bánh tráng phơi sương không chỉ là ăn 1 thức quà mà còn là gìn giữ nghề truyền thống, giữ cái tâm với nghề và là dịp để du khách tìm hiểu về văn hóa – ẩm thực của vùng đất Thánh.

Nếu bạn mua bánh về làm quà, có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để bảo quản như chia nhỏ xấp bánh ra từng túi nilong rồi buộc chặt lại, tránh để tiếp xúc với không khí nhiều. Bánh không ăn hết có thể bỏ ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn. Khi mới lấy ra, bánh có thể hơi cứng nhưng để rã đông tự nhiên, bánh sẽ mềm và dẻo trở lại.

5. 7 địa chỉ trải nghiệm bánh tráng phơi sương ngon đúng điệu 

“Vùng đất Thánh” không chỉ gây thương nhớ cho du khách với phong cảnh trữ tình, con người cần cù và nhiệt thành mà còn bởi thức quà mang “linh hồn” quê hương – bánh tráng phơi sương. Điểm danh ngay TOP 5 địa chỉ trải nghiệm hương vị bánh tráng ngon đúng điệu để có thêm nhiều trải nghiệm thật thú vị ghi ghé thăm Tây Ninh bạn nhé!

5.1. Làng nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Nằm ở trục đường Quốc lộ 22, làng truyền thống Trảng Bàng có địa chỉ cụ thể tại địa phận khu phố Lộc Du. Địa điểm này chỉ cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 40km nên được nhiều khách du lịch biết đến.

Du khách đến với xứ Trảng có cơ hội ghé thăm những gian bếp tráng bánh truyền thống, xem nghệ nhân pha bột, tráng và phơi bánh trên vỉ. Đặc biệt, bạn cũng sẽ được trải nghiệm tự tay xếp bánh lên vỉ tre, canh trời canh sương để hong bánh cho khô, sau đó mang bánh nướng lên bếp lửa vỏ đậu phộng sao cho thật khéo, sau đó thu bánh và xếp vào túi hoặc đậy lá chuối để giữ bánh luôn mềm dẻo.

Làng nghề tráng bánh truyền thống Trảng Bàng
Làng nghề tráng bánh truyền thống Trảng Bàng – Nơi lưu giữ nét đẹp lao động và văn hóa qua nhiều thế hệ (Nguồn: Internet)

Đất Trảng Bàng được trời cho ngày nhiều nắng, đêm lại lắm sương. Gần về sáng, lúc sương giăng mờ đất Trảng cũng là lúc nhà nhà đang rực đèn tráng bánh. Để theo nghề này, người dân nơi đây cũng phải “thức” cùng bánh, canh trời để phơi từng vỉ từng vỉ đúng độ dẻo dai, thơm ngon nhất. Du khách ghé Trảng Bàng không chỉ có dịp hiểu hơn về quy trình làm ra một thức quà dân dã mà còn hiểu nỗi cực nhọc, cái tâm yêu nghề và hơn hết là món ăn mang hương vị của quê hương.

Khắp làng khắp xóm Trảng là hàng trăm vỉ bánh tráng phơi sương tròn, đều đặn ra lò mỗi ngày khiến du khách phải thốt lên đầy thích thú, hứa hẹn sẽ có thật nhiều bức ảnh check-in siêu đẹp tại đây. Đã đến với Trảng Bàng, bạn đừng quên ghé những cơ sở sản xuất bánh tráng phơi sương nổi tiếng để mua bánh chuẩn ngon nhất Tây Ninh về thưởng thức và làm quà.

Hàng trăm vỉ bánh tráng phơi sương đều tăm tắp tại xứ Trảng
Khắp làng khắp xóm xứ Trảng là hàng trăm vỉ bánh tráng phơi sương đều tăm tắp, hứa hẹn giúp bạn có những tấm ảnh check-in siêu lung linh (Nguồn: Internet)

Bạn có thể tìm đến gia đình nghệ nhân Phạm Thị Đương (61 tuổi, ngụ khu phố Lộc Du), lò làm bánh tráng của vợ chồng bà Đặng Thị Trang (47 tuổi) hoặc tìm mua tại Trạm Dừng Chân Trảng Bàng (Trang Bang Rest Stop), đại lý bánh tráng Cô Ba Trảng Bàng (3387 QL22 An Tịnh),…

Du khách chia sẻ sau khi trải nghiệm nghề tráng tay phơi sương truyền thống tại Trảng Bàng (Tây Ninh)
Chia sẻ của du khách khi có dịp ghé thăm và trải nghiệm nghề tráng tay phơi sương truyền thống tại Trảng Bàng (Tây Ninh)

5.2. Công ty sản xuất bánh tráng Tân Nhiên 

  • Địa chỉ: Số 06 hẻm 34, đường Nguyễn Lương Bằng, ấp Trường Phú, xã Trường Đông, TX. Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

  • Thông tin liên hệ: 078 469 1111

  • Website: https://banhtrangTanNhien.com

  • Không gian để xe: Rộng rãi, có chỗ để xe ô tô

  • Sức chứa: Lớn, đoàn khách đông

  • Giá bánh tráng: 10.000 – 120.000 VNĐ

  • Giờ hoạt động: 9h00 – 22h00 hàng ngày

  • Chất lượng bánh tráng: 4.5/5

Công ty sản xuất Tân Nhiên là một trong những thương hiệu lớn và nổi tiếng không chỉ với du khách mà còn được phân phối rộng khắp các đại lý, siêu thị trên toàn quốc. Tân Nhiên nổi tiếng với dòng bánh tráng phơi sương siêu mỏng không nhúng nước, có thể ăn liền hoặc dùng để cuốn với cá nướng, gỏi cuốn, bì cuốn, thịt luộc rau rừng…

Tân Nhiên là thương hiệu bánh tráng nổi tiếng tại Tây Ninh
Tân Nhiên là thương hiệu bánh tráng nổi tiếng tại Tây Ninh, sản phẩm được phân phối rộng khắp các đại lý, siêu thị trên toàn quốc (Nguồn: Internet)

Sự “tử tế” luôn là yếu tố then chốt mà Tân Nhiên hướng đến, du khách khi đến với cơ sở Tân Nhiên sẽ cảm thấy hài lòng bởi sự chỉn chu và tiếp đón chu đáo, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên bán hàng. Mỗi sản phẩm bánh tráng Tây Ninh được Tân Nhiên đóng gói và bao bì sạch sẽ, miếng bánh mỏng đều vuông vức, thường có màu trắng hơi ngả đục, vị bánh nhạt không mặn rất dễ dàng mang theo nên được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà.

Chia sẻ của thực khách về hương vị bánh tráng Tân Nhiên
Chia sẻ của mọi người về hương vị bánh tráng Tân Nhiên
Thực khách tỏ ra yêu mến và thường xuyên chọn mua bánh tráng Tây Nhiên
Nhiều thực khách rất yêu mến và thường xuyên chọn mua bánh tráng Tây Nhiên

5.3. Cơ sở sản xuất bánh tráng phơi sương Phúc Thịnh 

  • Địa chỉ: Ấp Phước Thuận, Xã Phước Chỉ, H. Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

  • Thông tin liên hệ: 0937 534 069 – 0971 331 752

  • Fanpage: https://www.facebook.com/banhtrangphucthinh/ 

  • Không gian để xe: Rộng rãi, có chỗ để xe cho ô tô

  • Sức chứa: Lớn, đoàn khách đông

  • Giá bánh tráng: 10.000 – 35.000 VNĐ

  • Giờ hoạt động: 9h00 – 22h00 hàng ngày

  • Chất lượng bánh tráng: 4/5

Phúc Thịnh là cơ sở sản xuất bánh phơi sương đặt địa chỉ tại Trảng Bàng (Tây Ninh). Nằm trên trục đường từ Trảng Bàng về thành phố Tây Ninh, du khách có thể dễ dàng ghé qua sau khi thăm làng nghề truyền thống, trải nghiệm cùng người dân tráng bánh, phơi bánh và thu vỉ.

Cơ sở Phúc Thịnh nổi tiếng với bánh tráng ớt phơi sương
Nổi tiếng nhất của cơ sở Phúc Thịnh phải nhắc đến bánh tráng ớt phơi sương, vị bánh dẻo dẻo, dai và cay nhẹ

Đến với cơ sở Phúc Thịnh, du khách chắc chắn sẽ hài lòng bởi sự nhiệt tình, mến khách, ăn thử thoải mái đủ vị của bánh tráng xứ Trảng. Nổi tiếng nhất của cơ sở này phải nhắc đến bánh tráng ớt phơi sương, vị bánh dẻo dẻo, dai và cay nhẹ, thơm nức mùi ớt tươi mang đến vị giác mới lạ, càng ăn càng nghiền. Bên cạnh đó, Phúc Thịnh cũng có rất nhiều dòng bánh tráng từ bánh phơi sương trắng dẻo được làm từ gạo ngon nức tiếng đến vị bánh chua chua mặn ngọt đầy đủ như bánh tráng chấm me, muối hành, muối chanh…

Sản phẩm bánh tráng phơi sương Tây Ninh cơ sở Phúc Thịnh được đóng thành từng xấp nhỏ, bảo quản trong túi nilon với giá thành chỉ từ 10.000 – 35.000 đồng. Du khách có thể mua về để thưởng thức hay làm quà tặng người thân, bạn bè đều rất hợp lý.

Review từ khách hàng mua bánh tráng từ cơ sở sản xuất bánh tráng phơi sương Phúc Thịnh 
Review từ khách hàng mua bánh tráng từ cơ sở sản xuất bánh tráng phơi sương Phúc Thịnh

5.4. Cơ sở sản xuất bánh tráng phơi sương Út Bình 

  • Địa chỉ: Số 12/8B Hẻm số 17 Đường Nguyễn Văn Cừ, Ấp Long Chí, Xã Long Thành Chung, H. Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

  • Thông tin liên hệ: 0971 717 702

  • Không gian để xe: Nhỏ, không có chỗ để ô tô

  • Sức chứa: Vừa phải

  • Giá bánh tráng: 5.000 – 50.000 VNĐ

  • Giờ hoạt động: 9h00 – 22h00 hàng ngày

  • Chất lượng bánh tráng: 4.5/5

Một trong những cơ sở sản xuất bánh tráng quen thuộc với các bạn trẻ ở Tây Ninh chính là cửa hiệu Út Bình trên đường Nguyễn Văn Cừ (Hòa Thành, Tây Ninh). Mặc dù chỉ là một cửa tiệm nho nhỏ nhưng rất nổi tiếng, ưu điểm là menu đa dạng với nhiều hương vị bánh tráng siêu ngon như: Bánh tráng phơi sương dẻo tôm, dẻo tắc, dẻo tắc hành phi, bơ me, bánh tráng phơi sương chấm dầu tỏi, bánh tráng nướng, bánh tráng phơi sương vò dân dã, mềm mềm dai dẻo ăn siêu cuốn…

Có dịp ghé tiệm Út Bình bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú với vô vàn loại bánh tráng đặc sản, từng bịch bánh nhỏ nhỏ với giá siêu rẻ, ăn ngon lại chuẩn vị. Bánh nhà Út Bình là bánh mới mỗi ngày, xấp bánh còn dẻo nguyên không sượng, mùi gạo mới thơm nức. Tuy nhiên không gian cửa tiệm hơi nhỏ, giờ cao điểm cơ sở Út Bình thường rất đông khách, đôi khi bạn có thể sẽ phải chờ đợi nhưng bù lại các bạn nhân viên ở đây bán hàng rất dễ thương và nhanh nhẹn.

Chia sẻ từ du khách khi mua bánh tráng phơi sương dẻo tại cơ sở Út Bình
Chia sẻ từ du khách khi mua bánh tráng phơi sương dẻo tại cơ sở Út Bình
Chia sẻ từ du khách khi mua bánh tráng phơi sương dẻo tại cơ sở Út Bình
Chia sẻ từ du khách khi mua bánh tráng phơi sương dẻo tại cơ sở Út Bình

5.5. Cơ sở sản xuất bánh tráng phơi sương Quốc Thắng

  • Địa chỉ: Đường số 14A, Điện Biên Phủ, P. Ninh Thạnh, TP. Tây Ninh

  • Thông tin liên hệ: 0933 903 357

  • Fanpage: https://www.facebook.com/BanhtrangQuocThang/

  • Không gian để xe: Rộng rãi, có chỗ để xe ô tô

  • Sức chứa: Lớn, đoàn khách đông

  • Giá bánh tráng: 12.000 – 50.000 VNĐ

  • Giờ hoạt động: 9h00 – 22h00 hàng ngày

  • Chất lượng bánh tráng: 4/5

Thêm một địa chỉ mua bánh tráng phơi sương chuẩn Tây Ninh ngay gần núi Bà Đen, đó là cơ sở Quốc Thắng. Nằm ngay vị trí trên đường Điện Biên Phủ, du khách sau khi trải nghiệm cáp treo tại núi Bà Đen có thể ghé ngay để thưởng thức và mua đặc sản trứ danh về làm quà.

Cơ sở sản xuất bánh tráng phơi sương Quốc Thắng nằm gần núi Bà Đen
Cơ sở sản xuất bánh tráng phơi sương Quốc Thắng có vị trí dễ tìm kiếm, nằm ngay gần núi Bà Đen (Nguồn: Internet)

Cơ sở Quốc Thắng đã có 15 năm trong việc sản xuất, phân phối sỉ lẻ và là địa chỉ được nhiều du khách lựa chọn ghé tham quan, thưởng thức và mua về. Bánh phơi sương của cơ sở Quốc Thắng đúng chuẩn bánh Tây Ninh với miếng bánh mỏng đều không rách, bánh siêu dẻo dai, không cứng sượng và được đóng thành xấp chỉn chu, sạch sẽ, dễ dàng mang theo.

Sản phẩm nổi bật tại Quốc Thắng là dòng bánh tráng truyền thống như bánh tráng muối ớt vuông, bánh tráng trắng vuông, trắng tròn… Bạn có thể ghé để ăn thử và tham quan quy trình đóng gói để hiểu hơn về đặc sản trứ danh Tây Ninh, chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm vô cùng mới mẻ.

Bánh phơi sương của Quốc Thắng đúng chuẩn bánh Tây Ninh
Bánh phơi sương của Quốc Thắng đúng chuẩn bánh Tây Ninh với miếng bánh mỏng đều không rách, giá thành siêu hợp lý

5.6. Bánh Tráng A Mười Sơn Tây Ninh

  • Địa chỉ: Đường 20 Trường Chinh, K.P Ninh Đức, P. Ninh Thạnh, TP. Tây Ninh

  • Thông tin liên hệ: 0979 423 078

  • Website: https://banhtrangamuoison.com/

  • Không gian để xe: Rộng rãi, có chỗ để xe ô tô

  • Sức chứa: Lớn, đoàn khách đông

  • Giá bánh tráng: 20.000 – 45.000 VNĐ

  • Giờ hoạt động: 9h00 – 22h00 hàng ngày

  • Chất lượng bánh tráng: 4/5

A Mười Sơn Tây Ninh là điểm dừng chân quen thuộc với nhiều khách du lịch đến để mua đặc sản về làm quà cho bạn bè và người thân trong gia đình. Bánh được tráng mới mỗi ngày, miếng bánh mỏng dẻo không sượng cứng, màu có hình chữ nhật hoặc hình tròn, dòng bánh đục không trong chuẩn bánh tráng tay làng nghề truyền thống.

Du khách ghé A Mười chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng mới mỗi sản phẩm đều được đóng gói sạch sẽ, cẩn thận. Nhân viên tại cơ sở này rất chu đáo, du khách thỏa thích ăn thử, chọn mua đủ loại đủ vị và được hỗ trợ đóng gói theo nhu cầu mua về cực tiện lợi.

A Mười Sơn Tây Ninh là điểm dừng chân quen thuộc với nhiều khách du lịch
A Mười Sơn Tây Ninh là điểm dừng chân quen thuộc với nhiều khách du lịch đến để mua đặc sản về làm quà cho người thân

5.7. Hiệu buôn Nhung

  • Địa chỉ: Nằm bên phải trụ điện 4B, Đường 784, KP. Ninh Nghĩa, P. Ninh Thạnh, TP. Tây Ninh.
  • Thông tin liên hệ: 098 327 27 70
  • Fanpgae: https://www.facebook.com/nguyenxoa.tayninh/
  • Không gian để xe: Rộng rãi
  • Sức chứa: Vừa phải
  • Giá bánh tráng: 10.000 – 50.000 VNĐ
  • Giờ hoạt động: 9h00 – 22h00 hàng ngày
  • Chất lượng bánh tráng: 4/5

Hiệu buôn Nhung có lẽ là địa chỉ không còn xa lạ với những tín đồ yêu thích món bánh tráng phơi sương dẻo Tây Ninh. Bánh tráng ở đây chuẩn xịn bánh Tây Ninh tráng tay, cả xếp bánh mềm dẻo không sượng, chấm thêm nước sốt me chua chua bao nghiền.

Khi ghé tiệm, du khách có thể thử rất nhiều dòng bánh phơi sương với đủ hương vị chua cay mặn ngon hoặc đổi khẩu vị với bánh tráng nướng giòn rụm. Chị chủ tiệm siêu thân thiên, bạn có thể ăn thử và chọn thoải mái, giá bánh siêu mềm lại chất lượng nên nhiều du khách cứ có dịp đến Tây Ninh đều ghé Hiệu nhà Nhung.

Hiệu buôn Nhung có lẽ là địa chỉ được rất nhiều bạn trẻ, tín đồ bánh tráng Tây Ninh yêu thích
Thực khách đã mua để lại nhiều lời khen cho Hiệu buôn Nhung
Review về Hiệu buôn Nhung từ thực khách đã mua và ghé lại nhiều lần
Tây Ninh vốn nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, hội tụ mọi tinh hoa đất trời của một vùng địa linh miền biên viễn. Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch “vùng đất thánh” hay chỉ đơn giản muốn khám phá văn hóa ẩm thực Tây Ninh trứ danh, ngoài bánh canh Trảng Bàng, đừng bỏ qua 3 đặc sản đáng thử như bò tơ Tây Ninh, bò tơ Tây Ninh gần núi Bà Đen, mắm chua Tây Ninh

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch đến với “Vùng đất Thánh”, đừng bỏ qua bánh tráng phơi sương Tây Ninh – một thức quà đặc sản trứ danh nổi tiếng gần xa. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp du khách hiểu thêm về câu chuyện gìn giữ lửa nghề của người dân, quy trình làm ra từng chiếc bánh dẻo dai thơm nức chuẩn vị. Đừng quên ghé qua làng nghề hay cơ sở sản xuất, đại lý bánh tráng Tây Ninh để trải nghiệm món đặc sản trứ danh này nhé!

: