22 điểm check in núi Bà Đen – Tha hồ trải nghiệm & “sống ảo”

Với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, các công trình kiến trúc ấn tượng và vô số góc trải nghiệm độc đáo, “Đệ Nhất Thiên Sơn” Tây Ninh chính là địa điểm “sống ảo” được nhiều người yêu thích. Hãy cùng Sun World khám phá 22 tọa độ check in núi Bà Đen tuyệt đẹp, lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ của bạn cùng gia đình và bạn bè nhé!

Các địa điểm check in núi Bà Đen từ chân núi đến đỉnh núi Bà Đen
Điểm danh 22 tọa độ check in thú vị từ chân núi đến đỉnh núi Bà Đen

1. Địa điểm check in núi Bà Đen thuộc khu vực chân núi

Tại khu vực chân núi Bà Đen, du khách có thể tham quan và check in tại Nhà ga Bà Đen hiện đại và Tượng đài Dũng sỹ núi Bà Đen oai nghiêm.

1.1. Nhà ga Bà Đen

1 – Tổng quan về địa điểm chụp ảnh núi Bà Đen 

Bắt đầu chuyến hành trình trải nghiệm ngọn núi thiêng, du khách không nên bỏ lỡ điểm chụp hình đẹp ở núi Bà Đen được quan tâm bậc nhất – nhà ga Bà Đen. Nhà ga nằm ở độ cao 42m, tổng diện tích lên đến 10.959m2, là điểm xuất phát của hai tuyến cáp treo Vân Sơn (lên đỉnh núi) và Chùa Hang (lên quần thể chùa). Đặc biệt, vào ngày 18/01/2020, công trình vinh dự được Tổ chức Guinness trao tặng danh hiệu “Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”.

Toàn cảnh nhà ga Bà Đen
Toàn cảnh “Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới” tại núi Bà Đen
Không gian bên trong nhà ga Bà Đen
Đây thường là nơi du khách bắt đầu hành trình khám phá núi Bà Đen (Nguồn: Báo Lao Động)
Vị trí nhà ga Bà Đen Tây Ninh trên bản đồ khu du lịch Bà Đen
Theo dõi vị trí nhà ga Bà Đen (số 6) trên bản đồ cùng vị trí của những điểm check in khác

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Nhà ga Bà Đen là tọa độ “sống ảo” tuyệt vời với những du khách đam mê lối kiến trúc hiện đại, truyền tải ý nghĩa sâu sắc. Nhìn từ trên cao xuống, cụm ba mái lượn sóng màu vàng của tòa nhà nhô lên nổi bật, tượng trưng cho ba ngọn núi – núi Bà Đen, núi Phụng, núi Heo. Sảnh trung tâm của tòa nhà được nâng đỡ bằng năm cây cột lớn mô phỏng hình ảnh những cây cổ thụ trăm tuổi. Nội thất trang trí có tông màu đen xám xen lẫn vân đá cùng hệ thống đèn thả trần phân bố hợp lý.

Thiết kế mái sóng lượn tượng trưng cho ba ngọn núi của nhà ga Bà Đen
Cụm ba mái hình sóng lượn tượng trưng cho ba ngọn núi
5 cây cột lớn nâng đỡ sảnh trung tâm nhà ga Bà Đen
Thiết kế của 5 cây cột lớn nâng đỡ sảnh trung tâm nhà ga Bà Đen

Khi check in, du khách nên đứng chụp ảnh trước nhà ga để nhìn ngắm được toàn cảnh công trình rộng lớn. Bạn cũng có thể “sống ảo” tại sảnh trung tâm, tạo ra bức ảnh ấn tượng khi đứng giữa một “khu rừng” được tôn tạo từ các vật liệu vững chãi. Ngoài ra, check in bên cạnh khu vận hành cáp treo hiện đại cũng giúp bạn ghi lại khoảnh khắc độc đáo.

Hai du khách tạo dáng trước sân nhà ga Bà Đen
Hai nữ du khách tạo dáng trước sân nhà ga Bà Đen
Du khách tạo dáng tại sảnh trung tâm nhà ga Bà Đen
Thích thú khi quan sát kiến trúc hiện đại tại sảnh trung tâm (Nguồn: Internet)
Hệ thống cáp treo qua ảnh check in của du khách
Ấn tượng với hệ thống cáp treo qua ảnh check in của du khách (Nguồn: Internet)

3 – Kinh nghiệm khi check in nhà ga Bà Đen 

  • Nếu muốn check in tại sân trước nhà ga, bạn nên đi sớm từ 6h00 đến 7h00 vì ít người qua lại và có ánh nắng đẹp.

  • Tận dụng các thang cuốn bên trong nhà ga để có góc chụp từ trên xuống.

  • Bên ngoài nhà ga có một vườn hoa cánh bướm mộng mơ, bạn có thể check in tại đây vào mùa hoa nở (thường rơi vào cuối hè hoặc giữa thu).

Hoa nở rực rỡ bên ngoài nhà ga Bà Đen
Thảm hoa cánh bướm bên ngoài nhà ga Bà Đen (Nguồn: Internet)

1.2. Tượng đài Dũng sỹ núi Bà Đen

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Dưới chân núi, du khách sẽ bắt gặp tượng đài kiêu hùng mang tên “Dũng sỹ núi Bà Đen” đặt trước Linh Sơn Phước Trung Tự (chùa Trung). Tượng đài tái hiện hai người anh hùng cách mạng trong tư thế kề vai sát cánh, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thách thức. Hình ảnh gợi lại 13 năm bám trụ của Liên đội 7 tại núi Bà Đen và những hy sinh, mất mát làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, gieo vào tâm hồn du khách những cảm xúc bồi hồi khó tả.

Tượng đài Dũng sỹ núi Bà Đen nằm ở một góc ngã tư tại chân núi
Tượng đài Dũng sỹ núi Bà Đen nằm ở một góc ngã tư tại chân núi (Nguồn: Internet)
Hình ảnh tượng đài qua góc ảnh rộng
Quan sát tượng đài qua góc ảnh rộng (Nguồn: Internet)
Tượng đài Dũng sỹ núi Bà Đen nhìn từ phía chính diện
Tượng đài Dũng sỹ núi Bà Đen nhìn từ phía chính diện
Hình ảnh hai người chiến sĩ được tạc tượng tinh xảo
Cận cảnh hình ảnh hai người chiến sĩ được tạc tượng tinh xảo

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Bức tượng được đặt nổi bật trên khối bệ đỡ vuông vức đỏ gạch, xung quanh trồng nhiều cây xanh nên không khí khá thoáng mát. Khi check in tại đây, du khách sẽ cảm thấy niềm tự hào dân tộc khôn nguôi tuôn trào trong dòng máu đỏ, da vàng. Ngoài chụp ảnh, bạn cũng có thể dâng hương, dâng hoa để tỏ lòng thành kính với các Dũng sỹ núi Bà Đen đã hy sinh vì nền hòa bình quý báu của Tổ quốc.

Du khách người Ấn Độ check in tại tượng đài Dũng sỹ núi Bà Đen
Chàng trai người Ấn Độ check in tại tượng đài Dũng sỹ núi Bà Đen (Nguồn: Internet)
Du khách ngồi check in trên các bậc thang tại khu vực tượng đài
Bạn có thể ngồi trên các bậc thang tại khu vực tượng đài (Nguồn: Internet)
Nhóm du khách trẻ lưu giữ kỷ niệm tại tượng đài trang nghiêm
Nhóm du khách trẻ hồ hởi lưu giữ kỷ niệm tại tượng đài trang nghiêm (Nguồn: Internet)

3 – Kinh nghiệm khi check in tượng đài Dũng sỹ Bà Đen

  • Nên ăn mặc lịch sự vì đây là công trình tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc.

  • Tránh tạo dáng phản cảm, giữ tác phong chỉn chu khi chụp ảnh trước tượng đài.

2. 4 điểm check in ở lưng chừng núi Bà Đen (khu vực chùa)

Từ nhà ga Bà Đen, du khách bắt tuyến cáp treo Chùa Hang để đến khu vực lưng chừng núi, cách mực nước biển khoảng 350m. Đây là quần thể tập hợp nhiều công trình mang tính biểu tượng của ngọn núi linh thiêng, chứa đựng giá trị văn hóa – nghệ thuật đặc sắc.

2.1. Nhà ga Chùa Hang

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Vừa đáp cáp treo lên khu vực lưng chừng núi, nhiều du khách phải trầm trồ với tông màu vàng tươi ấm cúng của của nhà ga Chùa Hang – tương phản với gam màu lạnh hiện đại của nhà ga Bà Đen. Đây là địa điểm check in yêu thích của các Phật tử, khách hành hương và những ai đam mê khám phá kiến trúc đẹp. Đặc biệt, bạn nên check in nhà ga Chùa Hang vào những ngày nắng rực rỡ, chói chang làm tôn lên nước sơn nổi bật của công trình.

Nhà ga Chùa Hang nhìn từ xa
Nhà ga Chùa Hang được xây dựng khang trang tại sườn núi Bà

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Nhà ga Chùa Hang sở hữu lối thiết kế độc bản với dáng dấp của một ngôi chùa 5 tầng, khác biệt hoàn toàn so với các nhà ga cáp treo trên thế giới. Lấy cảm hứng từ chùa Bà và chùa Hang, đội ngũ thiết kế đã xây dựng nhà ga với hệ thống mái đao với đa dạng kích thước, gắn hình rồng; đồng thời, tông màu và gạch lát nền đặc trưng của Phật giáo Nam Bộ tạo cảm giác nhẹ nhàng, trầm mặc, đồng điệu với kiến trúc quần thể chùa.

Thiết kế độc bản của nhà ga Chùa Hang
Thiết kế độc bản là điểm thu hút của nhà ga Chùa Hang (Nguồn: Internet)
Lối ra vào của nhà ga Chùa Hang
Lối ra vào tại nhà ga Chùa Hang
Không gian bên trong nhà ga Chùa Hang
Không gian bên trong nhà ga Chùa Hang (Nguồn: Internet)

Khi check in nhà ga Chùa Hang, bạn đừng quên chụp ảnh cùng với những khung cửa sổ hoặc ban công hướng thẳng ra bầu trời trong xanh và rừng cây rậm rạp của núi Bà Đen. Bạn cũng nên di chuyển đến trước cổng nhà ga để hướng ống kính về phía bảng hiệu hoặc tìm góc ảnh từ vị trí xa hơn để bắt trọn kiến trúc “độc nhất vô nhị”.

Du khách sống ảo tại nhà ga Chùa Hang
Du khách tận dụng góc “sống ảo” từ xa hướng về nhà ga Chùa Hang (Nguồn: Internet)
Travel blogger nổi tiếng check in trước nhà ga
Travel blogger nổi tiếng check in trước nhà ga (Nguồn: Internet)
Nữ du khách trẻ chụp hình cùng biển hiệu “Chua Hang station”
Nữ du khách trẻ chụp hình cùng biển hiệu “Chua Hang station” (Nguồn: Internet)
Nhà ga hiện ra qua ảnh chụp của du khách
Vẻ đẹp của nhà ga hiện ra qua ảnh chụp của du khách (Nguồn: Internet)

3 – Kinh nghiệm khi check in nhà ga Chùa Hang

  • Ăn mặc lịch sự vì nhà ga thuộc khu vực hành hương.

  • Khi check in bên ngoài, bạn nên sử dụng góc ảnh từ xa để chụp được toàn cảnh công trình và cảnh vật xung quanh.

2.2. Linh Sơn Tiên Thạch Tự

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Sẽ thật thiếu sót nếu bạn đặt chân đến lưng chừng núi Bà Đen mà không check in Linh Sơn Tiên Thạch Tự (chùa Bà) – danh lam cổ tự lâu đời bậc nhất tại Tây Ninh. Chùa Bà được xây dựng năm 1763, ghi lại dấu tích của các cư dân bản địa đầu tiên và thời điểm Phật giáo được truyền bá vào miền Nam. Do đó, các tín đồ hành hương thường mong muốn khắc sâu vẻ đẹp của địa danh này qua các thước phim, bức ảnh, nhất là vào những ngày nắng đẹp.

Khung cảnh Linh Sơn Tiên Thạch Tự
Linh Sơn Tiên Thạch Tự thu hút lượng lớn tín đồ hành hương đến chiêm bái mỗi năm

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Kiến trúc của Linh Sơn Tiên Thạch tự là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều công trình Phật giáo nổi tiếng trên cả nước. Vừa bước vào sân chùa, du khách đã ấn tượng với vẻ uy nghi, bệ vệ của tượng đài Bồ Tát Quán Thế Âm, tiền đường thờ Tiêu Diện và tầng trên nghi ngút nhang khói tôn vinh các vị Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền.

Khoảng sân trước của Linh Sơn Tiên Thạch Tự
Khoảng sân trước của Linh Sơn Tiên Thạch Tự

Không gian bên trong chùa được chia thành nhiều khu vực thờ cúng, nổi bật là hai hàng cột đá xanh chạm khắc hình rồng uốn lượn tại sảnh tiền đường đã tồn tại từ thời Tổ Tâm Hòa. Nhiều cột kèo, bệ thờ sơn son thếp vàng tại chánh điện cũng lọt vào ống kính du khách với trung tâm là tượng Phật Thích Ca, hai bên thờ tượng Bồ Tát và Thập Bát La Hán. Nơi thờ tự chính của chùa đặt trong hang đá nhỏ có tượng ngọc Linh Sơn Thánh Mẫu linh thiêng.

Không gian bên trong chánh điện chùa Bà
Không gian trang nghiêm bên trong chánh điện chùa Bà
Gian thờ chính được đặt tại điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu
Gian thờ chính được đặt tại điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu

Tại Linh Sơn Tiên Thạch Tự, bạn có thể chụp lại những khoảnh khắc dâng hương, dâng lễ lên chư vị thần phật tại sân trước hoặc ở các khu vực thờ cúng. Nhờ vậy, những bức ảnh đem đến cảm giác trang trọng và chân thật, phù hợp với cảnh quan đậm chất truyền thống của chùa Bà. Nếu ghé thăm vào các dịp lễ lớn như Hội xuân núi Bà, lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, Tết Trung thu… bạn sẽ được check in chùa Bà trong không gian cờ hoa rực rỡ, đặc biệt là vào buổi tối khi lồng đèn hoa sen, nón lá, hạt lúa được thắp sáng lộng lẫy.

Khuôn viên quần thể chùa Bà về đêm vào những dịp lễ lớn
Khuôn viên quần thể chùa Bà về đêm vào những dịp lễ lớn
Thiếu nữ trong tà áo dài thướt tha trước Linh Sơn Tiên Thạch Tự
Thiếu nữ trong tà áo dài thướt tha trước Linh Sơn Tiên Thạch Tự
Ấn tượng với ảnh chụp từ sau lưng du khách khi bái lạy tượng Quán Thế Âm
Ấn tượng với ảnh chụp từ sau lưng du khách khi bái lạy tượng Quán Thế Âm (Nguồn: Internet)
Nữ Phật tử cung kính bái lễ tại khuôn viên Linh Sơn Tiên Thạch Tự
Nữ Phật tử cung kính bái lễ tại khuôn viên Linh Sơn Tiên Thạch Tự
Du khách trung niên cung kính tại Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu
Ảnh chụp nam du khách trung niên tại điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu

3 – Kinh nghiệm khi check in Linh Sơn Tiên Thạch Tự

  • Nên cúi đầu xin phép các vị được thờ trong chùa trước khi quay phim, chụp ảnh.

  • Không chen lấn, gây mất trật tự, quấy rầy việc hành hương, dâng lễ của mọi người xung quanh.

2.3. Đại hồng chung

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Đại hồng chung (hay chiếc chuông lớn) là biểu tượng văn hóa Phật giáo đặt bên cạnh cửa quan Linh Sơn Tiên Thạch Tự, thu hút những người yêu thích nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc chuông và các tín đồ sùng đạo đến chiêm bái, check in. Nếu thức dậy sớm và đi những chuyến cáp treo đầu tiên lên quần thể chùa, bạn sẽ được quan sát Đại hồng chung trong khung cảnh thanh bình, yên ả với tiếng chuông ngân vang nhẹ nhàng, thoát tục.

Đại hồng chung được đặt bên cạnh cửa quan Linh Sơn Tiên Thạch Tự
Đại hồng chung được đặt bên cạnh cửa quan Linh Sơn Tiên Thạch Tự
Công trình hoàn thành nhân lễ kỷ niệm 1000 năm hoàng thành Thăng Long
Công trình hoàn thành nhân lễ kỷ niệm 1000 năm hoàng thành Thăng Long

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Khu vực đặt Đại hồng chung được xây dựng theo phong cách đình tự với mái đao chạm khắc rồng. Bức ảnh ở cự ly xa giúp người xem chiêm ngưỡng trọn vẹn chiếc chuông lớn nặng hơn 6 tấn, cao 3,5m và đường kính rộng 2m được chế tác bởi hơn 40 nghệ nhân tài hoa. Trong khi bức ảnh cự ly gần giúp bạn lưu giữ hoa văn trên thân chuông và gậy gõ chuông được điêu khắc tinh xảo, tỉ mỉ, truyền tải giáo lý đạo Phật.

Đình tự Đại hồng chung
Đình tự Đại hồng chung hòa hợp với kiến trúc xung quanh
Cận cảnh hoa văn trên thân chuông và gậy gõ chuông
Chiêm ngưỡng hoa văn trên thân chuông và gậy gõ chuông

Bạn có thể chụp lại khoảnh khắc tăng ni, Phật tử chùa Bà thực hiện nghi thức gõ chuông trang trọng. Ngoài ra, nhiều du khách quan niệm rằng ngồi dưới Đại hồng chung hoặc dán giấy ghi ngày, tháng, năm sinh vào mặt trong của chuông có thể đem đến điềm lành, tài lộc.

Khoảnh khắc nam Phật tử gõ Đại hồng chung
Ấn tượng với khoảnh khắc nam Phật tử gõ Đại hồng chung
Du khách mặc áo dài, cầm hoa sen checkin trước chiếc chuông lớn
Nữ du khách mặc áo dài, cầm hoa sen checkin trước chiếc chuông lớn
Ngồi dưới Đại hồng chung vừa đem đến một bức ảnh thú vị, vừa mang lại cảm giác an yên cho du khách
Ngồi dưới Đại hồng chung vừa đem đến một bức ảnh thú vị, vừa mang lại cảm giác an yên cho du khách (Nguồn: Internet)

3 – Kinh nghiệm khi check in Đại hồng chung

  • Tận dụng các bậc thang đi lên quần thể chùa để có nhiều góc chụp hơn.

  • Không xé bỏ các mảnh giấy ước nguyện được dán bên trong chuông khi check in.

2.4. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn là một trong những công trình nổi tiếng tại miền đất địa linh. Bức tượng uy nghi tọa lạc giữa rừng cây núi Bà phía sau Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Vì không gian xung quanh thoáng đãng và không có nhiều đèn thắp sáng, bạn nên ghé thăm và check in tại đây trước lúc trời tối. Nơi đây thường tụ tập các tín đồ hành hương đến lễ Phật hoặc các bạn trẻ muốn săn cảnh đẹp từ vọng đài tượng Phật.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhìn từ trên cao
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nổi bật giữa sắc xanh của rừng già
Tượng được đặt trên bệ đỡ cao chạm khắc hoa văn
Tượng được đặt trên bệ đỡ cao chạm khắc hoa văn (Nguồn: Internet)
Cận cảnh gương mặt an yên của tượng Phật
Cận cảnh gương mặt toát lên vẻ an yên của tượng Phật
Khung cảnh nhìn từ vọng đài tượng Phật
Khung cảnh nhìn từ vọng đài tượng Phật (Nguồn: Internet)

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn có màu trắng tinh khôi, mô tả lại dáng nằm nghiêng của Đức Phật trên một bệ đỡ lớn hình thang chạm khắc phù điêu nổi. Gương mặt Ngài toát lên vẻ an yên, thanh tịnh khi về với cõi Niết Bàn, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngoài check in và thắp hương trước tượng Phật, bạn cũng có thể chụp ảnh cùng giàn hoa giấy bên mọc ven theo lối bậc thang và dõi theo khung cảnh trời mây núi Bà bao la từ vọng đài.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn là địa điểm check in của những tín đồ hành hương
Nơi đây cũng là địa điểm check in của những tín đồ hành hương (Nguồn: Internet)
Du khách rạng rỡ khi chụp cùng tượng Phật
Gương mặt rạng rỡ của du khách khi chụp cùng tượng Phật (Nguồn: Internet)
Du khách cầu nguyện trước dáng nằm kiết tường của tượng Phật
Các du khách cầu nguyện trước dáng nằm kiết tường của tượng Phật
Khung cảnh nhìn từ vọng đài tượng Phật
Từ vọng đài tượng Phật, bạn có thể chụp được đồng bằng phía xa xăm

3 – Kinh nghiệm khi check in tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn

  • Ăn mặc lịch sự, tác phong chỉn chu trước công trình tôn giáo.

  • Không trèo lên các mỏm đá và bệ nằm để chụp ảnh vì độ dốc lớn, dễ gây nguy hiểm và là hành vi bất kính với tượng Phật.

Khu vực quần thể chùa còn một số địa điểm check in khác tuy không đầu tư nhiều về mặt cảnh quan nhưng mang lại cho bạn các trải nghiệm đa dạng. Chẳng hạn:

  • Chùa Quan Âm, chùa Hang: nằm phía sau nhà ga Chùa Hang;

  • Giảng đường Diệu Nghĩa: cách Linh Sơn Tiên Thạch Tự một khoảng không xa về phía tay phải;

  • Chùa Linh Sơn Hòa Đồng: nằm ở khu vực biệt lập, có thể đi từ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn sang vị trí của chùa.

3. 8 điểm chụp hình núi Bà Đen thuộc khu vực đỉnh núi

Để di chuyển lên đỉnh núi, bạn có thể đi tuyến cáp treo Vân Sơn từ nhà ga Bà Đen dưới chân núi hoặc tuyến cáp treo Tâm An từ nhà ga Hòa Đồng ở lưng chừng núi. Tại khu vực đỉnh núi, Sun World Ba Den Mountain đã tôn tạo nên những công trình văn hóa – nghệ thuật và vô vàn tiểu cảnh, góc trải nghiệm đặc sắc đang chờ đợi bạn khám phá, check in.

3.1. Nhà ga Vân Sơn

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Nhà ga Vân Sơn là điểm xuất phát đầu tiên trong hành trình nếu bạn lựa chọn di chuyển lên đỉnh từ dưới chân núi. Nơi đây như mở ra một “thánh đường” Công giáo cổ kính kết hợp giữa những nét đặc trưng từ các công trình nổi tiếng thế giới và những gam màu sặc sỡ. Bởi lẽ đó, nhà ga tựa như một châu Âu thu nhỏ giữa đỉnh thiên sơn, thu hút nhiều bạn trẻ đến thăm thú và chụp hình “sống ảo”.

Toàn cảnh nhà ga Vân Sơn nhìn từ phía cổng ra vào
Toàn cảnh nhà ga Vân Sơn nhìn từ phía cổng ra vào
Du khách dạo bước tại nhà ga Vân Sơn
Du khách tự tin dạo bước tại nhà ga Vân Sơn (Nguồn: Internet)
Sảnh trung tâm nhà ga Vân Sơn
Lạc vào “thánh đường” tại sảnh trung tâm nhà ga Vân Sơn

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Hình dáng cong cong của trần nhà, cửa sổ đa sắc màu, sàn gạch nhám tạo nên một tổng thể hài hòa đến lạ, giúp mọi bức ảnh “sống ảo” tại nhà ga Vân Sơn đều trở nên lung linh, đưa du khách đến với các tuyệt tác để đời của kiến trúc sư Gaudi vĩ đại. Đó có thể là những mảnh kính đầy màu sắc của công viên Parc Guell, những cửa vòm lộng lẫy của nhà thờ Sagrada Familia hay những mảng tường sống động của ngôi nhà Casa Batllo. Đồng thời, nội thất nhà ga làm từ đá sandstone và trang trí bằng các đèn chùm lớn giúp cung cấp đầy đủ ánh sáng cho quá trình chụp ảnh.

Không gian nghệ thuật tại nhà ga Vân Sơn
Không gian nghệ thuật kết hợp giữa đường cong và màu sắc
Thiết kế độc đáo của trần nhà ga Vân Sơn
Các mảng kính trên trần nhà giúp cung cấp đầy đủ ánh sáng cho nhà ga

Có thể nói, mỗi một góc nhà ga Vân Sơn đều có thể mang đến cho bạn những tấm ảnh đẹp. Trong đó, bạn nên tận dụng những mảng tường, khung cửa vòm, cột nhà, trần nhà đậm chất cổ điển. Ngoài ra, bạn có thể ra ban công nhà ga để chụp cùng bầu trời núi Bà Đen hòa vào rừng núi xanh ngát. Nếu may mắn, bạn còn có hội săn biển mây núi Bà Đen bồng bềnh tựa như tiên cảnh.

Thiết kế của nhà ga Vân Sơn qua ảnh chụp của du khách
Thưởng thức thiết kế của nhà ga Vân Sơn qua ảnh chụp của du khách
Du khách check in cùng những chiếc cửa sổ rộng lớn
Du khách check in cùng những chiếc cửa sổ rộng lớn
Du khách nữ check in tại nhà ga
Check in tại nhà ga đem đến những khung hình mãn nhãn (Nguồn: Internet)
Cặp đôi trẻ chụp ảnh tại ban công nhà ga Vân Sơn
Cùng cặp đôi trẻ săn mây trời tại ban công nhà ga Vân Sơn (Nguồn: Internet)

3 – Kinh nghiệm khi check in nhà ga Vân Sơn:

  • Nếu muốn săn mây, bạn nên đến ban công nhà ga trong khoảng thời gian từ 7h00 đến 9h00 sáng.

  • Tận dụng chế độ toàn cảnh (panorama) trên các thiết bị chụp hình để có được những bức ảnh thú vị.

3.2. Cổng trời

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Cổng trời là một tiểu cảnh độc đáo nằm phía bên trái nhà ga Vân Sơn, bên cạnh vườn hoa tulip. Vì khu vực này thuộc không gian mở, bạn nên tranh thủ check in vào buổi sáng để chụp được bầu trời trong xanh của núi Bà Đen. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng nếu chụp ảnh vào ban đêm vì tiểu cảnh vẫn được trang bị hệ thống đèn led tân tiến. Đây là điểm check in yêu thích của các cặp đôi, nhóm gia đình, bạn bè mỗi khi có dịp ghé thăm Sun World Ba Den Mountain.

Không gian tại Cổng trời
Cổng trời là điểm chụp ảnh được các nhóm gia đình, bạn bè ưa chuộng

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Cổng trời núi Bà Đen được tạo hình vòng cung từ cây và hoa tựa như một ống kính máy ảnh hướng thẳng đến quang cảnh thiên nhiên mênh mông, bất tận. Đặc biệt, trải nghiệm đứng giữa điểm giao thoa đất trời đem đến cho con người cảm giác sảng khoái, tự do.

Du khách check in tại Cổng trời
Khi check in Cổng trời, bạn có thể chụp được tuyến cáp treo Vân Sơn đang hoạt động
Du khách chụp ảnh cưới tại Cổng trời trên đỉnh núi Bà thiêng liêng
Bộ ảnh cưới thú vị được chụp tại Cổng trời trên đỉnh núi Bà thiêng liêng
Cổng trời là địa điểm ghi dấu những câu chuyện tình yêu lãng mạn
Cổng trời ghi dấu những câu chuyện tình yêu lãng mạn
Du khách tạo dáng dang tay như muốn ôm trọn bầu trời trong xanh
Du khách tạo dáng dang tay như muốn ôm trọn bầu trời trong xanh
Du khách check in Cổng trời vào buổi chiều tà
Du khách check in Cổng trời vào buổi chiều tà
Đèn led bao quanh Cổng trời vào ban đêm
Đèn led bao quanh Cổng trời đem đến ánh sáng huyền ảo vào ban đêm

3 – Kinh nghiệm khi check in Cổng trời

  • Bạn nên đến check in Cổng trời vào mùa xuân để chụp cùng những bông hoa tulip đang độ nở rộ khoe sắc.

  • Vì Cổng trời được đặt sát vách đá, bạn không nên tạo các dáng nhảy cao nguy hiểm, trẻ nhỏ nếu muốn check in cần có người lớn bên cạnh hướng dẫn.

3.3. Chóp đỉnh núi Bà Đen

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Từ Cổng trời và men theo con đường hướng về cối xay gió, bạn sẽ bắt gặp Chóp đỉnh núi Bà Đen – một góc ban công check in cực kỳ lý tưởng. Đây là cột mốc thứ hai ghi nhận độ cao 986m so với mực nước biển của “nóc nhà Nam Bộ”. Do hướng về phía Tây Nam, khu vực này có thể chụp được cảnh hoàng hôn ấm áp, dịu dàng, làm xiêu lòng những tín đồ đam mê “sống ảo” và ao ước khám phá thiên nhiên.

Bậc thang dẫn đến chóp đỉnh núi Bà Đen
Hai bên bậc thang trồng đầy hoa cỏ dẫn đến Chóp đỉnh núi Bà Đen
Quan sát khung cảnh từ chóp đỉnh núi Bà Đen
Từ đây, du khách có thể quan sát vùng đồng bằng Tây Ninh
Chóp đỉnh núi Bà Đen lúc hoàng hôn
Chóp đỉnh cũng là nơi ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Chóp tháp đặt trên một trụ đá vững chãi, khắc chữ và hình vẽ ngôi sao năm cánh màu vàng nổi bật. Xung quanh khu vực này được bao lại bằng hàng rào đá, giúp đảm bảo an toàn cho khách tham quan. Chụp ảnh cùng chóp đỉnh núi Bà Đen không chỉ giúp bạn quan sát cảnh mây trời hữu tình và còn lưu lại khoảnh khắc được chinh phục độ cao của đỉnh thiên sơn lừng danh.

Bức ảnh tập thể độc đáo của du khách tại Chóp đỉnh núi Bà Đen
Bức ảnh tập thể độc đáo của du khách tại Chóp đỉnh núi Bà Đen
Du khách duyên dáng chụp hình tại cột mốc
Nữ du khách duyên dáng chụp hình tại cột mốc
Du khách check in bên ánh chiều tà trên chóp đỉnh núi Bà Đen
Check in ánh chiều tà ấm áp bên cột mốc 986m
Du khách lưu giữ khoảnh khắc chinh phục “nóc nhà Nam Bộ”
Bức ảnh giúp bạn lưu giữ khoảnh khắc chinh phục “nóc nhà Nam Bộ” (Nguồn: Internet)

3 – Kinh nghiệm khi check in Chóp đỉnh núi Bà Đen

  • Nếu muốn “sống ảo” cùng hoàng hôn núi Bà, bạn nên ghé thăm vị trí này trước 17h30 chiều.

  • Không vươn người ra khỏi hàng rào đá để đảm bảo an toàn cho bản thân.

3.4. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Hầu như tại bất kỳ vị trí nào trên đỉnh thiên sơn, du khách đều có thể chiêm ngắm tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Ban ngày, những đường nét, họa tiết tinh xảo của tượng Phật phác họa rõ nét trên nền trời trong xanh. Còn khi về đêm, hàng ngàn chiếc đèn led ánh vàng được thắp sáng lung linh để tôn lên vẻ đẹp của công trình tuyệt tác.

Tượng Phật Bà nhìn từ xa
Tượng Phật Bà nổi bật trên nền trời trong xanh vào ban ngày
Tượng Phật lung linh dưới đèn led vào ban đêm
Những chiếc đèn led tô điểm cho nét đẹp tượng Phật vào ban đêm

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Với chiều cao 72m và được đúc từ hơn 170 tấn đồng đỏ, tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn vinh dự xác lập kỷ lục “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi”. Tượng có gương mặt đầy đặn, phúc hậu, trán điểm tuệ nhãn, đầu đội vương miện, dưới chân là Tứ Đại Thiên Vương trấn yểm các phương. Ngoài ra, khối đế bốn tầng có kiến trúc đồng tâm tựa như một đóa sen nở rộ đang nâng đỡ tượng Phật Bà.

Cận cảnh hoa văn của tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn
Cận cảnh chất liệu đồng đỏ và họa tiết, hoa văn của tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn
Khung cảnh biển mây xung quanh tượng Phật
Flycam chụp được khung cảnh biển mây lững lờ xung quanh tượng Phật

Du khách có thể dễ dàng chụp ảnh cùng tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn từ nhiều tọa độ trên đỉnh núi. Trong đó, bạn nên chọn quảng trường dưới chân tượng Phật để chụp được góc chính diện cũng như toàn bộ dáng dấp bề thế, oai vệ của tượng Phật núi Bà Đen. Bên cạnh đó, bạn có thể đi lên hai bên cầu thang của tượng để chụp ảnh tại cự ly gần.

Đội múa Chhay Dăm check in tại quảng trường dưới chân tượng Phật
Đội múa Chhay Dăm check in tại quảng trường dưới chân tượng Phật
Du khách nước ngoài check in dưới chân tượng Phật
Đây cũng là điểm chụp ảnh yêu thích của du khách trong và ngoài nước
Du khách chụp ảnh với tượng Phật từ khu vực cầu thang
Từ khu vực cầu thang, bạn có thể dễ dàng quan sát và chụp ảnh cùng tượng (Nguồn: Internet)
Thưởng thức công trình qua các góc chụp đa dạng
Thưởng thức công trình qua các góc chụp đa dạng (Nguồn: Internet)

3 – Kinh nghiệm khi check in tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn

  • Khi check in tại các không gian ngoài trời như Chóp đỉnh núi, Cổng trời, vườn Vô Ngã… bạn có thể hướng ống kính về tượng Phật để đa dạng hóa góc chụp.

  • Nên check in vào những ngày trời quang mây tạnh để chiêm ngắm trọn vẹn kiến trúc công trình và khung cảnh xung quanh.

Du khách sống ảo cùng tượng Phật từ góc vườn hoa
Từ cột mốc nhỏ tại vườn hoa, bạn cũng có thể “sống ảo” cùng tượng Phật kỳ vĩ (Nguồn: Internet)

Tham khảo thêm thông tin chi tiết về tượng Phật qua bài viết Khám phá “Đệ Nhất Thiên Sơn” tượng Phật núi Bà Đen Tây Ninh.

3.5. Trụ Kinh Bát Nhã

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Từ tầng 1 dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, du khách chỉ cần di chuyển bằng thang cuốn xuống sâu hơn và khám phá vị trí đặt cụm Bát Nhã Tâm Kinh tỏa sáng kỳ ảo trong lòng núi Bà. Địa điểm này hứa hẹn mang đến cho bạn những bức ảnh check in độc đáo, thể hiện ý nghĩa giao thoa giữa các giá trị văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng, tâm linh độc đáo.

Cụm Bát Nhã Tâm Kinh
Cụm Bát Nhã Tâm Kinh được đặt trong lòng núi Bà Đen

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Toàn bộ 5 Trụ Kinh đều được chế tác từ đá granite đen kim sa với bề mặt khắc Tâm Kinh Bát Nhã bằng chữ Tây Tạng mạ vàng, nhắc nhở tinh thần bác ái của người tu đạo. Trụ kinh đặc biệt nhất có đường kính rộng 2m và chiều cao lên đến 19,8m vươn thẳng lên quảng trường dưới chân tượng Phật. Ngoài check in, đây còn là nơi các con dân đạo Phật tĩnh tâm và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Cận cảnh chữ viết Tây Tạng mạ vàng trên các Trụ Kinh
Cận cảnh chữ viết Tây Tạng mạ vàng trên các Trụ Kinh
Trụ Kinh vươn thẳng lên trời cao
Trụ Kinh lớn nhất vươn thẳng phần đỉnh lên trời cao
Phần đỉnh Trụ Kinh dưới chân tượng Phật
Phần đỉnh Trụ Kinh tại quảng trường dưới chân tượng Phật

Bạn có thể chụp ảnh tại vị trí đặt đế của 5 Trụ Kinh Bát Nhã hoặc chụp cùng phần nhô lên của Trụ Kinh cao nhất tại quảng trường dưới chân tượng Phật. Bên cạnh đó, vào những ngày lễ lớn trong năm, dòng nước hiền hòa xung quanh Trụ Kinh này được tô điểm với sắc màu rực rỡ của hoa đăng, tạo nên khung cảnh mãn nhãn làm mê mẩn các tín đồ săn ảnh.

Du khách check in tại khu vực đặt cụm Trụ Kinh
Thích thú với bức ảnh của nữ du khách tại khu vực đặt cụm Trụ Kinh
Du khách check in tại quảng trường dưới chân tượng Phật
Đừng bỏ lỡ cơ hội check in Trụ Kinh ngay tại quảng trường dưới chân tượng Phật
Hoạt động thả hoa đăng quanh Trụ Kinh
Hoạt động thả hoa đăng quanh Trụ Kinh để lại ấn tượng sâu sắc

3 – Kinh nghiệm khi check in Trụ Kinh Bát Nhã

  • Nên căn góc chụp sao cho Trụ Kinh Bát Nhã cao nhất nằm ở trung tâm để tạo cảm giác cân đối.

  • Khi bạn check in gần cột phun nước của Trụ Kinh này, cần cẩn thận để không bị ngã hoặc bị hắt nước lên quần áo.

3.6. Tầng 3 Khu trưng bày nghệ thuật Phật giáo

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Khối đế 4 tầng dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn là không gian đặt Khu trưng bày nghệ thuật Phật giáo rộng khoảng 4.410m2. Bạn có thể di chuyển đến khu vực này thông qua hai bên cầu thang của tượng hoặc đi thang máy. Đặc biệt, tầng 3 Khu trưng bày không chỉ có giá trị tham quan, chiêm ngưỡng, nghiên cứu học thuật mà còn đem đến cho du khách những bức ảnh check in độc đáo.

Khu trưng bày đặt dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn
Khu trưng bày đặt dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn
Một góc trưng bày nhỏ tại triển lãm tầng 3
Một góc trưng bày nhỏ tại triển lãm tầng 3

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Tổng thể khu trưng bày lấy chất liệu từ đá granite tự nhiên, đá trắng của Ý, đá nâu Tây Ban Nha, tạo cảm giác vừa cổ điển, vừa hiện đại. Tại tầng 3, bạn có thể vi vu “sống ảo” cùng 38 phiên bản mô phỏng tác phẩm Phật giáo kinh điển của thế giới. Những bức ảnh sẽ đưa người xem lạc đến không gian thờ tự linh thiêng ở Ấn Độ, Thái Lan, Nepal, Pakistan, Tây Tạng… Ngoài ra, bạn còn có thể chiêm bái, chụp ảnh cùng các cổ vật Phật giáo bằng gỗ, đá chạm khắc sư tử, cá sấu, nghê… có niên đại từ thế kỷ XI đến XIII.

Tượng Sư Tử Đá chùa Bà Tấm được điêu khắc sống động
Tượng Sư Tử Đá chùa Bà Tấm được điêu khắc sống động, chân thật
Khách tham quan bái lạy trước tượng Phật uy nghiêm
Khách tham quan bái lạy trước tượng Phật uy nghiêm
Du khách đang cầu may mắn
Du khách vuốt tượng rồi vuốt tóc mình để cầu may mắn

3 – Kinh nghiệm khi check in tầng 3 Khu trưng bày nghệ thuật Phật giáo

  • Tuân thủ quy định của Ban quản lý về giữ gìn, bảo quản hiện vật khi check in.

  • Tạo dáng đúng mực khi đứng trước các pho tượng, kiến trúc mô phỏng để thể hiện sự tôn trọng.

3.7. Vườn Vô Ngã

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Từ khu vực Trụ Kinh Bát Nhã dưới chân tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn, bạn đi từ tầng 1 Zone B xuống sâu lòng đất theo hướng thang cuốn để đến được khuôn viên vườn Vô Ngã. Dù vào ban ngày hay ban đêm, vẻ đẹp huyền ảo, thanh tịnh của khu vườn đều thành công đưa du khách đến với xứ sở thần tiên và cho ra đời những bức ảnh check in “vạn người mê”.

Khung cảnh vườn Vô Ngã
Vườn Vô Ngã đem đến cho con người cảm giác thanh tịnh
Các tiểu cảnh tại vườn Vô Ngã
Các tiểu cảnh trở nên nổi bật giữa phông nền trời xanh
Góc sống ảo Yển Nguyệt tại vườn Vô Ngã
Yển Nguyệt – góc “sống ảo” được nhiều du khách yêu thích tại vườn Vô Ngã

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Khi được nắng sáng ấm áp soi rọi, không gian xanh tươi của các chậu bonsai cùng những pho tượng chú tiểu ngộ nghĩnh, đáng yêu hân hoan chào đón du khách gần xa. Bấy giờ, bạn có thể quan sát và chụp được toàn cảnh thành phố Tây Ninh dưới chân núi đang ẩn hiện sau màn sương, màn mây. Còn khi khu vườn Vô Ngã được thắp sáng về đêm, nơi đặt Yển Nguyệt trở nên lung linh và nổi bật hơn bao giờ hết.

Du khách check in tại vườn Vô Ngã
Các du khách check in tại vườn Vô Ngã trong tâm trạng vui vẻ (Nguồn: Internet)
Các thiếu nữ trong tà áo dài chụp ảnh tại vườn
Mặt nước hồ vô cực phản chiếu hình ảnh các thiếu nữ trong tà áo dài trắng tinh khôi
Check in tại Yển Nguyệt vào ban đêm
Đừng bỏ lỡ cơ hội check in tại Yển Nguyệt vào ban đêm

3 – Kinh nghiệm khi check in vườn Vô Ngã

  • Khi check in tại Yển Nguyệt, bạn nên cẩn thận, tránh trêu đùa nhau để không bị ngã xuống hồ Vô Cực.

  • Nên tận dụng hướng chụp ra trời mây, trời sao hoặc toàn cảnh đồng bằng dưới chân núi.

3.8. Nhà ga Tâm An

1 – Tổng quan về địa điểm check in

Nhà ga Tâm An nằm ở vị trí bên trái nhà ga Vân Sơn và là đích đến của tuyến cáp treo đi từ nhà ga Hòa Đồng tại lưng chừng núi. Tuy không rộng lớn bằng nhà ga Bà Đen hay nhà ga Vân Sơn, đây vẫn là địa điểm check in lý thú dành cho các bạn trẻ với một số góc “sống ảo” hấp dẫn dù vào ban ngày hay ban đêm.

Toàn cảnh nhà ga Tâm An trên đỉnh núi Bà Đen
Toàn cảnh nhà ga Tâm An trên đỉnh núi Bà Đen
Các bậc thang dẫn đến nhà ga Tâm An
Các bậc thang dẫn đến nhà ga Tâm An
Tuyến cáp treo Tâm An lên đỉnh núi Bà Đen
Tuyến cáp treo Tâm An lên đỉnh núi Bà Đen

2 – Địa điểm check in này có gì đặc biệt?

Tương tự nhà ga Vân Sơn, thiết kế nhà ga Tâm An lấy cảm hứng từ các công trình của bậc thầy Gaudi với những hình dạng không đối xứng và họa tiết từ thiên nhiên Từ bên trong, bạn có thể chụp cảnh trời xanh mênh mông từ những khung cửa sổ. Đặc biệt, bạn không nên bỏ qua cơ hội chụp ảnh cùng hệ thống vận hành cáp treo tại nhà ga Tâm An, để lại dấu ấn sâu sắc về sự hiện đại, tân tiến của công trình. Mặt khác, không gian bên ngoài nhà ga khéo léo bày trí tiểu cảnh tượng Phật, làm nổi bật nét văn hóa thiền thanh tịnh.

Không gian bên trong nhà ga Tâm An
Không gian bên trong nhà ga Tâm An với lối thiết kế phóng khoáng
Không gian nhà ga bố trí nhiều cửa sổ
Nhà ga khá thông thoáng nhờ bố trí nhiều cửa sổ
Nhóm du khách check in tại hệ thống vận hành cáp treo Tâm An
Nhóm du khách check in tại hệ thống vận hành cáp treo Tâm An
Đội múa truyền thống check in tại nhà ga
Đội múa truyền thống check in tại nhà ga trước giờ biểu diễn

3 – Kinh nghiệm khi check in nhà ga Tâm An

  • Nếu muốn chụp ảnh tiểu cảnh phía trước nhà ga, bạn nên ghé thăm vào những ngày nắng đẹp.

  • Tận dụng các bậc thang đi lên nhà ga để có góc ảnh từ xa, bắt trọn toàn bộ kiến trúc độc đáo.

4. 8 điểm check in khác bạn có thể cân nhắc trong lịch trình

Ngoài những tọa độ check in thú vị bên trên, bạn có thể cân nhắc bổ sung thêm một số địa điểm sau đây trong lịch trình du lịch núi Bà Đen của mình. Cụ thể:

Khu vực

Địa điểm check in 

Thông tin tổng quan

Chân núi

Vạn Pháp Cung

  • Chỉ đường: chân núi => bãi đỗ xe ô tô => Vạn Pháp Cung
  • Năm xây dựng: đang cập nhật
  • Không gian: tương đối rộng
  • Kiến trúc chủ đạo: cảm hứng từ Tòa Thánh Tây Ninh

Động Kim Quang

  • Chỉ đường: chân núi => sườn núi phía Bắc (đi lên 500m)

  • Năm xây dựng: hang đá tự nhiên

  • Không gian: tương đối rộng

  • Kiến trúc chủ đạo: hang đá tự nhiên

Chùa Trung

  • Chỉ đường: cổng vào => qua hồ Thùy Dương => qua khu 12 con giáp và tượng đài dũng sỹ

  • Năm xây dựng: 1876

  • Không gian: 2.329,2m2

  • Kiến trúc chủ đạo: Phật giáo Bắc tông

Lưng chừng núi

Chùa Quan Âm

  • Chỉ đường: ga Chùa Hang => động Ba Cô => chùa Quan Âm (đi qua hơn 100 bậc thang dốc đứng)

  • Năm xây dựng: thế kỷ XVIII

  • Không gian: tương đối nhỏ

  • Kiến trúc chủ đạo: Phật giáo Nam tông

Chùa Linh Sơn Long Châu (chùa Hang)

  • Chỉ đường: ga Chùa Hang => “ông Đá nứt” => chùa Hang

  • Năm xây dựng: 1830

  • Không gian: tương đối nhỏ

  • Kiến trúc chủ đạo: Phật giáo Bắc tông

Chùa Linh Sơn Hòa Đồng (chùa Hòa Đồng)

  • Chỉ đường: ga Chùa Hàng => chùa Bà => tượng Phật Niết Bàn => chùa Hòa Đồng

  • Năm xây dựng: giữa thế kỷ XX

  • Không gian: 200m2

  • Kiến trúc chủ đạo: chùa miếu Nam Bộ

Giảng đường Diệu Nghĩa

  • Chỉ đường: ga Chùa Hang => chùa Bà => Giảng đường Diệu Nghĩa

  • Năm xây dựng: 2022

  • Không gian: tương đối rộng

  • Kiến trúc chủ đạo: nhà gỗ hiện đại

Đỉnh núi

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

  • Chỉ đường: ga Vân Sơn/Tâm An => Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

  • Năm xây dựng: 2024

  • Không gian: rộng lớn

  • Kiến trúc chủ đạo: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang

5. 4 lưu ý khi check in núi Bà Đen bạn nên biết

Để giúp cho chuyến trải nghiệm check in núi Bà Đen được trọn vẹn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

5.1. Lựa chọn thời điểm check in hợp lý

Với những không gian mở và điều kiện ánh sáng không tốt, bạn nên ghé thăm vào buổi sáng nắng đẹp để chụp được những bức ảnh có độ phân giải cao, không mờ nhòe. Mặt khác, vào thời điểm trước 7h00 sáng hằng ngày, quần thể chùa Bà và đỉnh núi thường có sương mù dày đặc, gây cản trở tầm nhìn của máy ảnh (trừ trường hợp sử dụng flycam để quay chụp từ trên cao).

5.2. Mang theo sạc dự phòng 

Để có thể thỏa sức chụp ảnh mà không lo ngại vấn đề hết pin đột ngột gây ảnh hưởng đến trải nghiệm “sống ảo”, bạn nên chuẩn bị sẵn sạc dự phòng của các hãng uy tín như Samsung, Anker, Xiaomi… Theo kinh nghiệm, mức dung lượng pin dự phòng từ 10.000mAh trở lên sẽ đáp ứng đủ nhu cầu check in trong khoảng một ngày của bạn.

Bạn nên mang theo sạc dự phòng để thoải mái check in núi Bà Đen
Mang sạc dự phòng giúp bạn thoải mái check in núi Bà Đen (Nguồn: Internet)

5.3. Lựa chọn trang phục phù hợp với điểm check in

Với các vị trí check in có phong cách hiện đại như nhà ga Bà Đen, nhà ga Vân Sơn, Cổng trời, Chóp đỉnh núi Bà Đen… bạn có thể lựa chọn trang phục thoải mái theo ý thích bản thân. Tuy nhiên, với những địa điểm có ý nghĩa thờ cúng, tưởng niệm như tượng đài Dũng sĩ núi Bà Đen, chùa Bà, Đại hồng chung, tượng Phật Niết Bàn… bạn nên ăn mặc lịch sự, trang trọng, tránh các trang phục hở hang, cắt xẻ táo bạo.

5.4. Không quên “bắt trend” chụp cùng kem đỉnh núi Bà Đen

Không chỉ có hương vị thơm ngon, mát lạnh, những cây kem có hình thù độc đáo tại đỉnh núi Bà Đen đã và đang thu hút nhiều tín đồ đam mê “sống ảo”. Anh Hoàng Ngọc Hữu – một du khách đến từ Long An chia sẻ rằng: “Chỉ cần check in với cây kem này là biết bạn đã lên đỉnh núi cao nhất Nam Bộ”.

Check in kem núi Bà Đen Tây Ninh
Cùng hội bạn bè check in kem núi Bà Đen Tây Ninh (Nguồn: Internet)

Hiện nay, bạn có thể chọn lựa kem vị dâu hình hoa sen, kem vị cốm hình cabin, kem vị socola hình chóp đỉnh 986m hoặc kem vị chanh dây hình nhà ga Bà Đen. Trong tương lai, Sun World Ba Den Mountain sẽ tiếp tục phát triển đa dạng các hương vị và hình dạng kem để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Trên đây là 22 tọa độ check in núi Bà Đen bạn không nên bỏ qua khi đến tham quan, chiêm bái “Đệ Nhất Thiên Sơn” Tây Ninh. Mỗi địa điểm đều chứa đựng tâm huyết của đơn vị xây dựng và đem đến cho bạn những kỷ niệm quý giá bên gia đình và bạn bè. Đừng chần chờ gì nữa mà hãy lên kế hoạch du lịch núi Bà Đen trong thời gian tới bạn nhé!

:

Other News